4 tác dụng của đèn cực tím trong đời sống cực hữu dụng
Đèn cực tím (ultra-violet, viết tắt là UV) có nhiều ứng dụng trong sản xuất nước đóng chai, diệt khuẩn hồ bơi, diệt khuẩn cho bệnh viện, khử trùng chất thải bệnh viện, chế biến thực phẩm, dược phẩm

Nội dung bài viết:

Đèn cực tím (ultra-violet, viết tắt là UV) có nhiều tác dụng trong sản xuất nước đóng chai, diệt khuẩn hồ bơi, diệt khuẩn cho bệnh viện, khử trùng chất thải bệnh viện, chế biến thực phẩm, dược phẩm… Bởi vì khả năng diệt khuẩn cao đặc thù của loại đèn này là vô cùng hữu ích cho đời sống

Có 3 loại tia cực tím UVA, UVB, UVC

  • Tia UVA với bước sóng trong khoảng 400 đến 315 nm (nanomet). Đây là bước sóng có phạm vi nhìn thấy gần với mắt người nhất. Đó cũng vùng có mức năng lượng yếu nhất. Tuy nhiên, nó có khả năng thâm nhập sâu vào vùng da và góp phần làm cho cho rám lại
  • Tia UVB có bước sóng dao động từ 315 tới 280 nm. Có khả năng thâm nhập qua khí quyển, đây là tác nhân chính gây rám da và cũng là nguyên nhân gây ung thư da hay đục thủy tinh thể.
  • Tia UVC có bước sóng khoảng 280 – 100 nm, đây là loại tia mạnh nhất nên cũng gây nguy hiểm nhiều nhất. Tất cả đều thâm nhập qua tầng ôzôn, nó không tới được Trái đất.

Sau đây là 4 tác dụng chính của đèn cực tím trong đời sống của chúng ta

Ứng dụng đèn cực tím trong xử lý nước

Nhờ khả năng tiêu diệt vi khuẩn mạnh mẽ, đèn UV được ứng dụng trong việc xử lý nước uống ngay mà không cần đun sôi. Các thiết bị lọc nước thế hệ cũ thường được trang bị đèn cực tím. Hệ thống này có ba lõi lọc làm sạch nước sau đó bố trí đèn cực tím phía sau cùng để xử lý khuẩn.

Tuy nhiên, hệ thống này có khá nhiều nhược điểm:

  • Tốc độ dòng chảy quá nhanh có thể chưa hoàn toàn tiêu diệt hết vi khuẩn.

  • Diệt khuẩn, nhưng không loại trừ xác vi khuẩn được (Nước để sau nhiều ngày vẫn bị thiu do vi khuẩn mới xâm nhập ăn xác vi khuẩn cũ)

  • Đèn cực tím khá đắt và hay vỡ

Ứng dụng diệt vi khuẩn

Tia cực tím có tác dụng rất mạnh trên Nucleo Protein của vi khuẩn, nó có thể làm biến dạng hoặc giết chết vi khuẩn. Hiệu lực tiệt khuẩn của tia cực tím không những tuỳ thuộc mật độ, thời gian chiếu tia, điều kiện môi trường mà còn tùy thuộc vào sức chịu đựng của vi khuẩn. Ngoài ra do tác dụng của tia cực tím, không khí có thể sinh ra Ozon cũng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn

Ứng dụng khử không khí

Khử khuẩn không khí bằng tia cực tím: để khử khuẩn không khí khi có người ở trong phòng sẽ dùng phương pháp chiếu xạ gián tiếp bằng cách đặt các đèn diệt khuẩn với mặt phản chiếu quay lên trên, ở mức cao hơn tầm người (2 – 2,5m). Luồng tia cực tím hướng lên trần nhà, tiêu diệt vi khuẩn ở những lớp không khí trên; khi phản chiếu từ trần và tường nó tiêu diệt vi khuẩn ở nấc không khí thấp hơn. Do tác động của các dòng đối lưu, các lớp không khí trên đã được khử khuẩn dần dần bị thay thế bằng các lớp ở dưới chưa diệt khuẩn, nhờ đó qua một thời gian toàn bộ không khí sẽ được khử khuẩn.

Ứng dụng chiếu xạ trực tiếp

Một phương pháp chiếu xạ khác là phương pháp chiếu xạ trực tiếp: các đèn diệt khuẩn được treo lên ở một độ cao cần thiết, đảm bảo luồng bức xạ cực tím trực tiếp chiếu rọi nơi làm việc. Trong điều kiện này, người làm việc ở trong phòng phải có phương tiện bảo vệ mắt (kính) và những chỗ da hở để phòng ngừa bị bỏng.

Bình luận của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ không hiển thị tại bình luận. Vui lòng điền đủ các trường có dấu *